Post Top Ad

14 5月, 2019

Tại sao là Hitobito, tokidoki mà không phải hitohito, tokitoki? Nguyên tắc nối âm tiếng Nhật như thế nào?

Có thể đang đọc bài viết này, nhiều bạn đã đạt đến trình độ N4, N3 hoặc hơn. Vậy, bạn có thể giải thích được, vì sao trong tiếng Nhật là hitobito (ひとびと), tokidoki (ときどき)tegami(てがみ),えん ...mà lại không phải là hitohito, tokitoki, tekami,enhitsu,...Vậy, có nguyên tắc không và nếu có thì nguyên tắc chuyển âm ở đây là gì. Trước khi bạn đọc bài viết này, hãy thử hỏi một ai đó (thầy cô, bạn bè, ...) xem liệu rằng có ai đã hiểu lý do vì sao chưa nhé. Mình nói vậy, bởi đã có khảo sát một sơ bộ với một số người Nhật Bản, giáo viên tiếng Nhật và cả một số giáo trình tiếng Nhật và họ cũng đã từng chưa biết đó.
Tai sao hitobito ma khong phai hitohito
Tại sao lại là hitobito mà không phải hitohito?
...
Các bạn đã có kết quả từ bạn bè hay thầy cô của mình chưa. Hãy bắt đầu tìm hiểu cùng tiengnhatkythuat.com nhé.
Đó chính là 濁 Rendaku: Nguyên tắc "âm liền" trong tiếng Nhật.
Rendaku (連濁) còn được gọi là "âm liền" trong tiếng Anh là "sequential voicing", đây là một khía cạnh của tiếng Nhật mà bạn đã chắc chắn bắt gặp khi bắt đầu học tiếng Nhật, bất kể trình độ tiếng Nhật của bạn là gì. Mình nói điều này bởi căn bản nhất của một ngôn ngữ là bảng chữ cái thì tên bảng chữ cái tiếng Nhật là hiragana (ひらがな~仮名) được ghép bởi (hira) và 仮名(kana) nhưng theo nguyên tắc của rendaku thì được đọc là hiragana. Thật bất ngờ phải không nào. Đó chỉ là bắt đầu đơn giản, hãy xem lại các từ dưới đây nhé?
·         ひとびと (người)
·         (thư)
·         はなび (pháo hoa)
·         ひらがな(hiragana)
Tất cả đều là kết quả của nguyên tắc Rendaku. Rendaku xảy ra khi hai hoặc nhiều từ kết hợp với nhau để tạo thành một từ và phụ âm đầu của từ thứ hai trở thành “âm kêu”. (Ở dạng viết, nó nhận được dấu dakuten (chính là dấu chuyển âm trong が、ぐ、ぶ...) hoặc dấu handakuten (chính là dấu trong ぷ、ぱ、ぴ...). Nguyên tắc đó chính là Rendaku (連濁)!
Có lẽ bạn đã hỏi giáo viên tiếng Nhật tại sao chứ không phải. Hoặc có thể bạn đã hỏi tại sao はんはん không đổi thành はん. Đối với những câu hỏi này, có lẽ bạn đã nhận được một tiếng thở dài và một trong những câu trả lời sau:
Đó là ngẫu nhiên.
Một gia sư tiếng nhật trả lời
Bạn chỉ cần ghi nhớ chúng.”
Một giảng viên Giáo viên người nhật trả lời
Vẫn chưa có sự chứng minh thoản đáng.”
Trích từ một Giáo trình tiếng Nhật điển hình.
Nhưng thật ra, không hề giống như những đáp án trên! Có các quy tắc và kiểu mẫu cấu thành Phần lớn đã được chứng minh theo lý thuyết. Tuy nhiên có một chút rắc rối đó là, không tồn tại một cụm từ chuyển âm mà có thể bao hàm tất cả quy tắc cũng như kiểu mẫu đưa ra. Mà đó là một tập hợp rất nhiều trường hợp khác nhau mới có thể xây dựng nên quy tắc. Bằng cách phân tích, kết hợp tất cả chúng, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một hướng dẫn rất có ý nghĩa.
Dựa trên hướng dẫn của chúng tôi, bạn sẽ có thể dự đoán (hoặc ít nhất là hiểu được) lý do tại sao có nhiều cụm từ nhất định luôn được áp dụng nguyên tắc liền âm. Ngay cả khi bạn chỉ là người mới bắt đầu học tiếng Nhật, bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên. Thêm vào đó, các bạn sẽ trả lời được câu hỏi ở đầu câu mà chúng mình đã đưa ra.
Nội dung bài viết:
1.    Âm kêu
2.    Từ ghép
3.    Rendaku là gì?
·      B hoặc P
4.    Quy tắc Rendaku thông dụng
·      Từ gốc Nhật Bản áp dụng Rendaku
·      Từ gốc Trung Quốc không áp dụng Rendaku
·      Từ mượn nước ngoài không áp dụng Rendaku
5.    Nguyên tắc Lyman
·      Nguyên tắc Lyman, nhưng ngược lại
6.    Biển thể của từ vựng
7.    Dvandva / Từ ghép nối
8.    Từ tượng thanh
9.    Tiền tố và hậu tố
半 (はん) Bán

御 (お, み) Ngự

 毎 (まい) Mãi

一 (ひと) Nhất

二 (ふた) Nhị

片 (かた) Phiến

唐 (から) Đường

白 (しろ) Bạch

黒 (くろ) Hắc

先 (さき) Tiên, tiến

紐 (ひも) Nữu

浜 (はま) Banh

姫 (ひめ) Cơ

煙 (けむり) Yên

土 (つち) Thổ

潮 (しお) Triều

 血 (けつ) Huyết

下 (した) Hạ
10.  Những người yêu thích Rendaku
11.  Những sai lầm thường gặpcác trường hợp ngoại lệ
12.  Thực hành Rendaku !

Hãy cùng bắt đầu nhé:
1.    Âm kêu
Tất cả các ngôn ngữ đều có âm kêu và âm câm, khi bạn phát âm các âm kêu, dây thanh âm bên trong thanh quản của bạn sẽ rung lên, khi bạn tạo phát âm các âm câm, nó sẽ không rung lên. Nếu bạn chưa rõ âm câm và âm kêu, hãy dừng một chút để xem lại và sau đó tiếp túc với chúng mình nhé.  
Tiếp theo, điều quan trọng nhất cần nhớ ở đây đó là:
Âm kêu = dây thanh âm
Âm câm = không dây thanh âm
Trong khi tất cả các nguyên âm trong tiếng Anh và tiếng Nhật là âm kêu, tuy nhiên, tiếng Nhật lại có khác biệt ở phụ âm. Phụ âm trong tiếng Nhật có thể là âm câm hoặc âm kêu. Ví dụ:
かきくけこ và さしすせそ là các phụ âm câm (k, s) kết hợp với các nguyên âm kêu (a, i, u, e, o)
まみむめも  らりるれろ là các phụ âm kêu (m, r) kết hợp với các nguyên âm kêu (a, i, u, e, o)
Trong nhiều trường hợp, không có cách nào để biết một phụ âm là âm hay âm câm (trừ khi bạn nhìn vào nó hoặc phát âm nó và kiểm tra xem dây thanh quản của bạn có rung lên hay không). Tuy nhiên, trong tiếng Nhật có bốn bộ ký tự kana được đánh dấu cụ thể là âm kêu, và tất cả đều theo sau bởi một biểu tượng nhỏ gọi là dakuten (dakuten)
Lấy một trong bốn phụ âm đặc biệt, phụ âm câm (k, s, t, h) và thêm dấu dakuten để tạo ra một phụ âm kêu mới.
k g
かきくけこ がぎぐげご
s z
さしすせそ ざじずぜぞ
t d
たちつてと だぢづでど
h b
はひふへほ ばびぶべぼ
Ngoài ra còn có một cặp từ khác có chuyển thành một bộ âm câm bổ sung đó là:
 p 
ひふへほ  ぱぴぷぺぽ
Trong khi phát âm p  không tạo ra tiếng trong tiếng Nhật, thì nó được xem xét giữa ranh giới âm câm và âm kêu (nửa nọ nửa kia). Vòng tròn nhỏ ở đây được gọi là handakuten (handakuten), “han” có ngữa là 1 nữa, ý chỉ ranh giới.
Cả dakuten và handakuten cực kỳ quan trọng khi hiểu về Rendaku. Tuy nhiên, trước khi chúng ta đi xa hơn, có một điều nữa mà bạn cần biết, đó là từ ghép.
2.    Từ ghép
Một từ ghép là một từ duy nhất được tạo thành từ hai hoặc nhiều từ khác nhau. Trong tiếng Anh cũng có từ ghép. Dưới đây là một số từ ghép phổ biến mà bạn đã biết:
Từ 1
Từ 2
Từ ghép
air
plane
airplane
fire
fly
firefly
foot
ball
football
forty
two
forty-two
bread
winner
breadwinner
vegan
friendly
vegan-friendly
self
control
self-control
day
dream
daydream
Cả hai từ đều tồn tại riêng biệt, nhưng khi chúng kết hợp với nhau, chúng tạo ra một từ mới, duy nhất. Từ ghép đảm nhận hầu hết mọi chức năng trong câu như danh từ, tính từ, động từ, v.v ... Điều này cũng đúng với tiếng Nhật:
Từ 1
Từ 2
Từ ghép
 (きん) vàng
 (ぎょ)
金魚 (きんぎょ) cá vàng
 () mỹ, đẹp
 (じん) người
美人 (びじん) người đẹp
 (ひる) trưa
 () ngủ
昼寝 (ひるね) ngủ trưa
飛ぶ (とぶ) bay, nhảy
込む (こむ) vào
飛び込む (とびこむ) nhảy vào
四十 (よんじゅう) 40
 () 2
四十二 (よんじゅうに) 42
 (ふく)  phó
大統領 (だいとうりょう)
tổng thống
副大統領 (ふくだいとりょう)
phó tổng thống
Các từ ghép tiếng Nhật khá rõ ràng (và có rất nhiều!). Trên đây chỉ là một vài ví dụ điển hình để các bạn hình dung. Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu, vậy Rendaku là gì?
3.    Rendaku là gì?
Rendaku la gi nguyen tac noi am
Rentaku là gì? Nguyên tắc như thế nào?
Rendaku là nguyên tắc chuyển âm để mà khi hai hoặc nhiều từ kết hợp với nhau sẽ tạo thành một từ ghép và phụ âm đầu của từ thứ hai sẽ trở thành âm kêu. Trong ngôn ngữ học, đây được gọi là "âm liền".
Hãy bắt đầu với một ví dụ rất quen thuộc:
 (ひと) +  (ひと) = 人々 (ひと
người + người = người người/ mọi người
Hai từ ひと đều là phụ âm câm (phụ âm k như đã nói ở trên), sau khi kết hợp tạo thành 1 từ ghép, âm đầu của từ thứ 2 được chuyển thành âm kêu (thêm dấu dakuten) (bi nhờ dakuten)
Tương tự với:  () +  (かみ) = 手紙 (
Từ hai ví dụ trên, chúng ta có thể tổng hợp các điều kiện cơ bản cần thiết cho Rendaku như sau:
1.    Hai từ kết hợp với nhau để tạo thành một từ ghép.
2.    Phụ âm đầu tiên của từ thứ hai (trước khi kết hợp) là âm câm.
3.    Phụ âm đầu tiên của từ thứ hai là một trong bốn bộ ký tự có thể thay đổi thành phụ âm kêu với dakuten hoặc handakuten (k, s, t hoặc h).
4.    Bao quanh phụ âm đầu tiên của từ thứ hai là các nguyên âm kêu (đôi khi là giọng mũi, hay Nasal voice còn được gi là ging mũi hay tính cht ng mũi ca âm thanh. Thông thường khi phát âm, có mt s ph âm đu mang tính cht ng mũi như "m, n, ng, nh...", tiếng Pháp là un bon vin blanc, có v trí cu âm mũi).
Khó hiểu lắm không, để mình giải thích qua ví dụ hito-bito nhé:
1.    Hai từ “hito” và “hito” ghép lại được một từ ghép có nghĩa
2.    Từ “hi” trong “hito” (từ “hito” thứ 2) là một âm câm
3.    Từ “hi” trong “hito’’ phía sau thuộc hàng “h”, là hàng thuộc phụ âm câm nhưng có thể chuyển thành phụ âm kêu nhờ thêm dấu dakuten (“bi”)
4.    Bao quanh “hi” (trong “hito” phía sau) là “o’’ (của “to” trong “hito” đứng trước nó) và “i” (của chính nó “h- i  ”). Cụ thể: h- i- t - o h - i - t- o h- i- t - o b - i - t- o.
Vậy là chúng ta vừa có hitobito nhờ Rendaku !
Đọc đến đây, nhờ quy tắc này, bạn đã hiểu được khoảng 60-70% nguyên tắc Rendaku rồi đó.
Tuy nhiên, cũng mới chỉ là bắt đầu, còn có những quy tắc cụ thể khác và các điều kiện phù hợp để áp dụng Rendaku không phải lúc nào cũng được tua đi tua lại cho các từ. Phải đọc chuỗi bài viết này, các bạn mới có thể giải thích cho tất cả các trường hợp âm liền khác trong tiếng Nhật. Ví dụ cụ thể, tại sao lại làひとびと mà không phải  ひとぴと , hay  (しゅつ) +  (はつ) = 出発 (しゅっ) hay  (えん) +  (ひつ) (えん)....
Do chuổi bài viết gốc của tác giả rất là dài, nên blog sẽ tiếp tục biên dịch và gửi đến các bạn trong lần tới. Hãy theo dõi tiengnhatkythuat.com để nắm trọn quy tắc chuyển âm “liền âm” Rendaku trong tiếng Nhật nhé – điều mà rất rất nhiều người Nhật cũng có thể không nắm được.
Hãy tiếp tục đồng hành cùng tiengnhatkythuat.com để theo dõi bài viết trong series bài viết tìm hiểu về Rentaku nhé!
Phần 2 của series: "Liền âm" tiếng Nhật: Tại sao dai+suki=dasuki mà hanashi+suki=hanashizuki? Nguyên tắc RENDAKU là gì trong tiếng Nhật? (phần 2)
Bài viết được tham khảo tại www.Tofugu.com. Nếu các bạn có hứng thú muốn hiểu ngay toàn bộ nghiên cứu, hãy tham khảo theo bài viết dưới đây, nhưng tất nhiên, chỉ có phiên bản tiếng Anh nhé:
 https://www.tofugu.com/japanese/rendaku/

0 件のコメント:

Post Top Ad