Post Top Ad

14 5月, 2019

[Ngữ pháp N4]_Thể bị động 受身形 (うけみけいukemikei)-Bị, được ai làm cho việc gì.

4.1 Thể bị động 受身形 (うけみけい)_Bị, được ai làm cho việc gì đó

Ngu phap N4 The bi dong ukemikei
N4.1.1 Chức năng, ứng dụng của câu có động từ thể bị động (câu bị động)

Câu sử dụng động từ thể bị động được sử dụng rất nhiều trong tiếng Nhật với nhiều mục đích khác nhau, trước khi đi vào các cấu trúc và cách sử dụng chi tiết, hãy cùng thống kê những mục đích, chức năng của câu bị động trong hệ thống ngôn ngữ Nhật Bản:

- Thể hiện một sự việc chung chung nhưng muốn nhấn mạnh vào chủ thể bị tác động và hành động. Trong các trường hợp đó, nếu chỉ sử dụng động từ thể chủ động thông thường thì không thể làm nổi bật được hàm ý nhấn mạnh trong câu hoặc câu văn mang tính tự thuật thông thường.

- Cũng nằm trong mục đích này, là dạng cấu trúc câu bị động sử dụng để thể hiện sự bực tức, khó chịu, cảm giác bị làm phiền. Với trường hợp này, khi sử dụng ở thể thông thường, không diễn tả được ý và biểu cảm của người nói. Cấu trúc này phần lớn sử dụng tự động từ thể bị động.

- Cấu trúc bị động kết hợp 「によって」(bởi …). Sử dụng khi muốn nhất mạnh vào tác giả của những tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật...quan trọng có giá trị.

Khi đề cập đến một thực tế mà không có chủ ngữ (thêm chủ ngữ sẽ làm câu văn mất tự nhiên) hoặc chủ ngữ không quan trọng, không cần thêm vào nhưng vẫn được ngầm hiểu. 


N4.1.2 Cách chia động từ


1. Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi う  あ thêm れる 


Như vậy, sau khi chuyển tất cả động từ đều có dạng (thể từ điển/ thể thường):



~う→われる(言う→言われる;買う→買われる;歌う→歌われる)
~く→かれる(聞かれる;書く→書かれる)
~す→される(押す→押される;落す→落される;貸す→貸される;探す→探される;思い出す→思い出される;無くす→無くされる;話す・離す→はなされる)
~つ→たれる(待つ→待たれる;経つ→経たれる;勝つ→勝たれる)
~ぬ→なれる(死ぬ→死なれる)
~ふ・→ Không có
~む→まれる(かむ→かまれる;住む→住まれる;飲む→飲まれる;休む→休まれる;読む→読まれる;遊ぶ→遊ばれる)
~ゆ→ Không có
Ghi chú: Để chuyển từ thể thường về thể lịch sự bỏ る thêm ます vào sau động từ.

Mẹo nhớ: 

Bước 1: Chuyển động từ về thể ない (phủ định ngắn)
Bước 2: Lược bỏ từ ない
Bước 3: Thêm れる
 聞く → 聞かない→ 聞かない→聞か+れる →聞かれる (thể từ điển/ nguyên mẫu) → 聞かれます(thể lịch sự)

2. Động từ nhóm 2: Bỏ đuôi る→ thêm られる

Ví dụ: 
食べる→ 食べられる;教える→ 教えられる;見る→ 見られる;調べる→調べられる;見る→見られる;考える→考えられる

Mẹo nhớ:

Bước 1: Chuyển động từ về thể ない (phủ định ngắn)
Bước 2: Lược bỏ từ ない
Bước 3: Thêm れる
食べる→ 食べない→ 食べない→食べ+れる →食べられる (thể từ điển/ nguyên mẫu) → 食べられます (thể lịch sự)
Dạng bị động của động từ nhóm 2 giống với cách chia thể khả năng.

3. Động từ nhóm 3 (bất quy tắc)

~する → ~される;
来る(くる)→ 来られる(こられる): nghĩa là được ai đến (thăm) giống với thể khả năng (có thể đến).

N4.1.3 Các mẫu câu áp dụng thể bị động

N4.1.3.1 Câu chỉ gồm 1 tân ngữ

                          Chủ ngữ | Tân ngữ | Động từ (gọi tắt S-O-V) 

Chủ động:         A は B を + động từ chủ động (A làm gì đó B)

Bị động:        → B は A に + động từ bị động (B được/bị A làm gì đó)

1. はな先生が私を呼びました。Cô giáo Hana đã gọi (mời) tôi.
→ 私ははな先生に呼ばれました。Tôi đã được cô Hana gọi (mời).
Thông thường khi nói về sự việc của ban thân, sẽ lược bỏ 私は
→ はな先生に呼ばれました。Tôi đã được cô Hana gọi (mời) 
2. 犬が(私を)噛む。Con chó căn tôi.
→ (私は)犬に噛まれる。Tôi bị con chó cắn.
Trường hợp đối tượng bị được/bị tác động không phải là bản thân người nói (私) thì không được phép bỏ chủ ngữ đó (~さん、彼、彼女、兄、弟、妹、母、父、…)
3. はな先生が彼を褒めた。Cô Hana đã khen anh ta.
→彼ははな先生に褒められた。Anh ấy đã được cô Hana khen.
4. 後ろ(うしろ)の人は 弟を 押(お)しました。Người phía sau đã đẩy em trai tôi.
→ 弟は 後ろの人に 押されました。 Em trai tôi đã bị người phía sau đẩy.
5. 母は 姉を しかりました。Mẹ đã mắng chị tôi. 
→ 姉は 母に しかられました。Chị tôi đã bị mẹ mắng.

N4.1.3.2 Câu chỉ gồm 2 tân ngữ

                               Chủ ngữ | Tân ngữ | Tân ngữ | Động từ

Dạng 1 chủ động:            A が Bに C を + động từ chủ động

Bị động                         → B は A に C を + động từ bị động

Ví dụ:
1. 友達が私に悪口を言いました。Bạn bè nói xấu tôi
→ 私は友達に悪口を言いわれました。Tôi bị bạn bè nói xấu
2. 友達(ともだち)が 私に 引越しの手伝いを 頼みました。Bạn tôi đã nhờ tôi chuyển nhà giúp.
→ (私は) 友達に 引越しの手伝いを 頼まれました。Tôi được bạn nhờ giúp việc chuyển nhà.
3. 知らない人が 私に 道(みち)を 聞きました。Một người không quen đã hỏi đường tôi.
→ 私は 知らない人に 道を 聞かれました。Tôi bị một người không quen hỏi đường.
4. 母が兄に買い物を頼みました。Mẹ nhờ anh tôi đi mua đồ
→ 兄は母に買い物を頼まれました。Anh tôi được mẹ tôi nhờ đi mua đồ
5. 近所の人が 私に いつも文句を 言います。Hàng xóm cứ suốt ngày phàn nàn về tôi.
→ 私は 近所の人に いつも文句を 言われます。Tôi suốt ngày bị hàng xóm phàn nàn.

Dạng 2  chủ động:        A は B の Cを + động từ chủ động

Dạng bị động               →B は Aに C を + động từ bị động

1.  警察は彼の在留カードをチェックした。Cảnh sát kiểm tra thẻ cư trú của anh ta.
→ 彼は警察に在留カードをチェックされた。Thẻ cư trú của anh ta bị cảnh sát kiểm tra.
彼の在留カードは警察にをチェックされた
2. 先生は 私の日本語を ほめました。(Cô giáo khen tiếng Nhật của tôi)
→ 私は 先生に 日本語を ほめられました。(Tiếng Nhật của tôi được cô giáo khen)
私の日本語は 先生に ほめられました
3. 誰か私のパソコンを盗みました。Ai đó đã lấy trộm máy tính của tôi.
→私は誰かにパソコンを盗まれました。Tôi bịai đó lấy trộm máy tính.
私のパソコンは誰かにを盗まれました
4. 友達は 私の携帯を壊しました。Bạn tôi làm hỏng cái di động của tôi.
→私は 友達に 携帯を 壊されました。Di động của tôi bị bạn làm hỏng.
私の携帯は 友達に 壊されました
5. 上司(じょうし)は 私の名前(なまえ)を 間違えました。Cấp trên nhớ nhầm tên của tôi.
→私は 上司に 名前を 間違えられました。Tên tôi bị sếp nhớ nhầm.

N4.1.3.3 Cấu trúc câu bị động để thể hiện biểu cảm tiêu cực (sự bực tức, khó chịu, cảm giác bị làm phiền...) 

Đây là câu trúc được sử dụng nhiều trong tiếng Nhật, cấu trúc ngữ pháp đều nằm trong các trường hợp đã thống kê phía trên. 
Ví dụ:
1. 弟が私のおやつを食べた。Thằng em zai ăn đã ăn gói bimbim của tôi. 
Câu này ở dạng chủ động của động từ, về cơ bản là chỉ là một câu tường thuật thông thường không mang hàm ý gì của người nói.
→弟におやつを食べられた。Gói bimbim (của tôi) bị thằng em ăn mất. 
Khi sử dụng cấu trúc bị động của động từ taberu >taberareru, thì biểu cảm của người nói được truyền đạt nhấn mạnh vào đói tượng `` gói bimbim`` đã bị ăn mất bởi thằng em zai. Đây chính là mục đích, chức năng của thể bị động.
2.  雨が降った。Câu này bạn đã biết đúng không? Rất đơn giản `` Trời đã mưa ``. 
Một câu tường thuật hay kể rất thông thường, kiểu như đêm qua rời đã mưa. Không mang bất cứ hàm ý tình cảm bị tác động nào của người nói. Thế nhưng hãy chuyển sang thể bị động như bên dưới, sẽ có sự thay đổi rất lớn.
→雨に降られた。Tôi đã bị dính mưa. Ở đây không thể chỉ là mưa đơn thuần, mà là hàm ý biểu cảm bị tác động của người nói, cảm giác rất tiêu cực và không hè vui vẻ đúng không nào.
Tương tự, các trường hợp tiếp sau cũng mang hàm ý tiêu cực, buồn phiền chán nản của người nói:
3. ずっと 欲しかったドレスを他の人に買われてしまった。Cái váy mà tôi vẫn muôn mua mãi lại bị người khác mua mất.
4.  子どもに 電車の中で 泣かれました。Đang ở trên tàu thì con lại khóc.
ƒ 彼はマギーに足を踏まれた。Anh ta bị cô Magie dẫm vào chân.
5. 今朝(けさ)雨に降られました。Sáng nay tôi bị dính mưa.
6. 友達の家に遊びにいったら、300枚もの旅行の写真を見せられた。Bị nó cho xem đến 300 bức ảnh đi du lịch của bạn khi đến nhà nó chơi (kiểu bị hành)
7. 夜中(よなか)の2時 友達に来られて、困りました。2 giờ nửa đêm thì bị bạn đến, thật là phiền phức.
8 幼い頃、父に死なれて母と途方に暮れた。Mất ba khi còn trẻ, tôi và mẹ bị đẩy vào cảnh khó khăn.
9.  電車の中で 変な人に 頭に 座られました。Đang trên tàu thì bị một người kỳ cục ngồi vào đầu. 
10. 甥にカメラを壊された。Tôi bị thằng cháu trai làm hỏng máy ảnh.
11. 彼は妻に先立たれた。Vợ anh ta đã ra đi trước (bỏ lại anh ta mọt mình)

Lưu ý: 

1. Cấu trúc câu sử dụng thể bị động không phải tất cả đều mang nghĩa tiêu cực, nghĩa tốt cũng có và luôn mang biểu cảm `` được `` ai đó làm gì cho. Tuy nhiên, cấu trúc `` được `` như vậy không được sử dụng nhiều trong tiếng Nhật mà thay vào đó là cấu trúc V-てもらいました、V-てくれました rất quen thuộc và phổ biến.
2. Trong cấu trúc câu bị động, nêu chủ thể bị ác động là bản thân người nói (私は) thì thường được lược bỏ. Đối với tất cả chủ thể là đối tượng khác không thể bỏ đi.

N4.1.3.4 Cấu trúc bị động kết hợp 「によって」(bởi …). Sử dụng khi muốn nhất mạnh vào tác giả của những tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật...quan trọng có giá trị.

1.「心」と言う小説は、夏目漱石によって(×に) 書かれました。Tiểu thuyết mang tên `` Trái tim/ Cõi lòng... ``được viết BỞI nhà văn Natsume Souseki.
2. アメリカ大陸はコロンブスによって(×に) 発見された。Châu Mỹ được phát hiện bởi Columbus.
3. 「ハムレット」は シェークスピアによって(×に) 書かれました。Hamlet được viết bởi Shakespears.
5. 「モナリザ」は レオナルド・ダ・ウィンチによって(×に) 描かれました。Bức tranh nàng Monalisa do Leonardo da Vinci vẽ.
6. この絵えはピカソによって(×に) 描かかれました。Bức họa này được vẽ bởi Picaso.

N4.1.3.5 Cấu trúc khi đề cập đến một thực tế mà không có chủ ngữ hoặc chủ ngữ không quan trọng (chủ ngữ lược bỏ thường có tính quần chúng, chung chung hoặc không xác định だれ;みんな;人生...)

1. この料理は東北地方で食べられます。Món ăn này được (mọi người) ăn ở vùng Tohoku. 
Đối tượng thực hiện hành động trong câu (みんな) đã được lược bỏ. Cho dù lược bỏ nhưng người đọc vẫn hiểu được ai đã thực hiện hành động đó. 
2. あさどらは朝の時間帯に放送されました。Chương trình Asadora được phát sóng vào khung giờ buổi sáng. 
Tương tự, đối tượng thực hiện tác động (ở đây hiểu là đài truyền hình) đã được lược bỏ, việc thêm sẽ làm câu văn trở nên không tự nhiên trong ngữ cảnh này.
Cùng theo dõi một số ví dụ tiếp theo:
3. 今年の夏は猛暑になると言われています。Năm nay được cho là nóng khủng khiếp.
4. そんなこと言われなくてもわかっている。Dù bạn không cần nói với tôi điều đó thì tôi cũng hiểu.
5. スペイン語は世界20ケ国以上で話されている言葉です。Tiếng Tây Ban Nha được sử dụng ở hơn 20 quốc gia trên thế giới.
6. 日本で一番飲まれているビールはどこのビールですか?Loại bia nào được ống nhiều nhất ở Nhật vậy.
7.020年のオリンピックは東京で開催されます。Olympic 2020 sẽ được tổ chức tại Tokyo
8. これは、世界で一番大きいダイヤモンドだと言われている。Viên kim cương này được cho là lớn nhất thế giới.
9. この本には、詳しい説明は書いていません。Cuốn sách này không có giải thích chi tiết.
10. 昔から、その考えが正しいと思われた。Từ xưa, suy nghĩ này đã được cho là đúng.
11. この家は 200年前に 建 (た)てられました。Ngôi nhà này được xây cách đây 200 năm.
12. この本は よく読まれています。Quyển sách này đang được nhiều người đọc.
13. パソコンは 世界中で 使われています。Laptop được sử dụng trên toàn thế giới.

0 件のコメント:

Post Top Ad