Post Top Ad

21 5月, 2022

【日本での仕事体験】Trải nghiệm làm việc tại Nhật Bản (phần 1): Con đường đến với nước Nhật

Hôm nay, tiengnhatkythuat.com xin chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm làm việc của một bạn thành viên trong nhóm tại một văn phòng thiết kế của một công ty chuyên về Thiết kế Cơ khí, Tự động hóa nhà máy (FA) , và các thiết bị liên quan đến quá trình sản xuất Chất bán dẫn (半導体). 

Bài chia sẻ gồm 2 phần: 
Phần 1: Con đường đến với nước Nhật; 
Phần 2: Những trải nghiệm và kinh nghiệm trong công việc.  
Phần 3: Quy trình thiết kế một sản phẩm của công ty

Đây là một câu chuyện dài nhưng đầy chứa rất nhiều "bước ngoặt bất ngờ", các bạn hãy dành chút thời gian để đọc nhé !

Cơ duyên đến với tiếng Nhật

Để nói đến cơ duyên đưa mình đến với nước Nhật thì thực sự đó là một câu chuyện dài, phải bắt đầu kể từ 12 năm trước (năm 2010), khi đó mình bắt đầu bước chân nhập học trường Đại học Giai thông vận tải Hà Nội. 

Những năm đó, nhờ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản mà rất nhiều công ty Nhật Bản đã tham gia các gói thầu trên khắp cả nước. Các công ty Nhật Bản ngoài tham gia kinh doanh tại Việt Nam, rất nhiều công ty còn có sự liên kết với nhiều trường Đại học tại Việt Nam để hỗ trợ phát triển nhân lực và tạo dấu ấn tốt đẹp tại Việt Nam. Trường Đại học Giao thông vẫn tải là một trong số các trường có sự trao đổi, liên kết đó. Vì vậy, trường đã mở ra một lớp gọi là "Chương trình liên kết Việt Nhật" nằm trong Trung tâm Đào tạo Quốc tế của trường. Và năm mình nhập học, cũng là khóa đầu tiên của Chương trình đó. 
Ngày đó tuy là con nhà nghèo, nhưng với niềm tin về những cơ hội việc làm tại các công ty Nhật trong tương lai, mình đã đăng ký và được chấp nhận. 

Tuy gọi là  "Chương trình liên kết Việt Nhật" nhưng ngôn ngữ giảng dậy bắt buộc là tiếng Việt và tiếng Anh (các môn chuyên ngành). Tiếng Nhật chỉ là một lớp học tự chọn miễn phí, với thời lượng 1h/ 1 tuần Và mình đã tham gia lớp học đó. Và đó là cơ duyên tiếp cận tiếng Nhật đầu tiên của mình. 

Con đường đến với nước Nhật

Do điều kiện gia đình khó khăn nên mình không có tiền học thêm bên ngoài, nên chủ yếu cứ tự học, vì vậy năng lực cũng chưa được tốt (thực ra phần lớn do chưa thực sự quyết tâm), cũng có đợt đăng ký một lớp cơ bản bên Trung tâm Mina, một khóa bên Akira nhưng sau đó thì tự học hoàn toàn. Sau gần 5 năm, vốn tiếng Nhật của mình vẫn ở mức N4, khả năng giao tiếp kém.

Ngày sắp ra trường, nhờ Giảng viên lớp có mối quan hệ tốt với một số công ty Nhật nên mình được gửi đến thực tập tại một công ty "Nhật Bản" tại Hà Nội. Tuy là công ty Nhật Bản ở Việt Nam nhưng do là Công ty TNHH, Tổng giám đốc người Việt, nhân viên chủ yếu người Việt nên môi trường cũng không có gì khác một công ty Việt Nam. Đến cơ hội chào hỏi tiếng Nhật cũng không gần như không có. 
Nhờ làm tốt, mình được nhận làm part-time ngay sau khi kết thúc thực tập, rồi là nhân viên chính thực tại đó cho đến tận năm 2018. Trong quá trình làm việc chính thức, hồi đầu mình cũng được tham gia một số dự án ODA, cũng được gặp và quen nhiều chuyên gia Nhật Bản, nên rất hào hứng. Tiếng Nhật từ đó cũng có động lực tự học hơn, chủ yếu học vào buổi tối sau khi hết giờ làm việc. 
Đến khoảng đầu năm 2018, các dự án ODA đã dần kết thúc, công việc lại trở về bàn giấy, cùng với mức lương chưa được kỳ vọng và đặc biệt là mong muốn được sang Nhật Bản cho thoải mong ước của một thời trai trẻ (lúc đó mấy đứa bạn thân đã qua Nhật 3, 4 đứa rồi) nên đến tháng 3 năm 2018, mình quyết định xin nghỉ việc cho dù chưa biết có thể sang Nhật hay không. 

Nghỉ việc, mình ở lại Hà Nội tự học tiếng Nhật đến tận tháng 11 năm 2018, vừa tự học, vừa làm thêm tại nhà để kếm thêm chút chi phí (do có quen biết một số anh chị nên nhận được việc ngoài), số tiềng tiết kiệm cùng với làm thêm đủ mình chi phí ở lại Hà Nội mấy tháng. 

Mình nhớ rất rõ, tâm trạng lo lắng, xót ruột, do mục tiêu là tìm công việc chủ yếu là thiết kế, và được đi miễn phí, nên quả thực rất khó khăn. Có lần mình đã vào tận Thành phố HCM phỏng vấn một job về Thiết kế nền móng, nhưng lần đó bị trượt. Ngoài ra, mình còn tham gia ngày hội tuyển học tại trường Đại học Xây dựng, cũng đăng ký và phỏng vấn một công ty Xây dựng nền móng khác, nhưng kết quả cũng trượt. Một phần do tiếng Nhật còn kém, lại chưa có chứng chỉ JLPT (tại thời điểm này, khả năng tiếng Nhật của mình ở tầm tên N4, dưới N3).

naitei

Thông báo được tuyển dụng Naitei đầu tiên trong đời

Sau hai lần phỏng vấn không đạt kết quả, mình tiếp tục liên hệ các bên công ty môi giới để tìm đơn hàng. Lúc này, mình đã quyết định, chỉ cần là công việc tốt, làm văn phòng, mình sẵn sàng từ bỏ nghề xây dựng, làm trái ngành. Đã có lúc, mình lo lắng, và nghĩ đến một con đường vòng đó là đi du học, sau đó chuyển visa lao động (một số người bạn mình đã làm được như vậy).
Nhưng thật may, vận may của mình đã đến. Mình tìm được một đơn hàng thiết kế Cơ khí, thiết bị tự động hóa (công ty hiện tại của mình bây giờ), thông qua công ty Willtec. Nhờ 2 lần phỏng vấn đó, mình đã rút ra nhiều bài học quý giá, và may mắn, đến lần thứ 3 mình đã đỗ. Khách hàng là một công ty tương đối lớn, và thật may là công ty sẵn sàng cho thời gian học việc nên đã chấp nhận mình. Cảm xúc lúc nhận được kết quả, trái tim mình như nổ tung, tràn trong hạnh phúc. Vậy là sau 4 tháng dòng dã, một mình ở lại Hà Nội, cuối cùng cũng có kết quả. 

Sau hơn 3 tháng phỏng vấn, đến tháng 10 năm 2018, mình chính thức sang Nhật. 

Những trải nghiệm ban đầu

Cùng đợt tuyển và đỗ phỏng vấn với mình là một bạn nam trẻ tuổi hơn. Sang Nhật, chúng mình được phân công vào Phòng thiết kế, Bộ phận Sản phẩm (プロダクト部 設計課). Ban đầu, họ đào chúng mình những kiến thức về An toàn lao động, đọc hiểu bản vẽ cơ khí, sử dụng phần mềm AutoCAD tiếng Nhật và tham gia lắp ráp khi cần. 


Bức ảnh đầu tiên trên đến Nhật Bản

Một điều khiến mọi người tỏng công ty bất ngờ là khả năng sử dụng AutoCAD của bọn mình rất tốt, có thể coi là "đứng đầu cả văn phòng", cho dù là phiên bản tiếng Nhật. Chắc hẳn các bạn cũng biết nguyên nhân đúng không! Đúng vậy, ở Việt Nam, chúng ta có cơ hội sử dụng AutoCAD một cách phổ thông, sử dụng phím tắt thay cho icon trên màn hình, cùng với nhiều năm sử dụng nên bọn mình thao tác và vẽ rất nhanh, ai cũng bất ngờ. Và thế là bọn mình được bỏ qua gia đoạn đào tạo AutoCAD. 


Lần trượt tuyết đầu tiên

Do là nhân viên mới, lại là người nước ngoài, nên 6 tháng dòng dã, công việc của bọn mình chủ yếu là đọc tài liệu, tự học tiếng Nhật tại chỗ, khi ai đó có nhờ gì thì xử ký bản vẽ (図面仕上げ) và tham gia lắp ráp máy móc. Nhưng phần lớn 70% thời gian là tự đọc tài liệu.  Quả thực đó là một cơ hội để nâng cao tiếng Nhật, nhưng cái cảm giác hằng ngày tự học, cuối tháng nhận lương, thực sự là không thoải mái chút nào.

【日本での仕事体験】Trải nghiệm làm việc tại Nhật Bản (phần 1): Con đường đến với nước Nhật

Bàn làm việc của mình

Sau 6 tháng, bọn mình cũng dần được tham gia làm việc nhiều hơn, chủ yếu là xử lý bản vẽ chi tiết và hỗ trợ lắp ráp sản phẩm (do công ty mình chỉ thiết kế, rồi thuê ngoài mảng gia công, sau đó tự lắp ráp). Nhưng do chủ yếu vẫn đang học việc, nên bọn mình không có làm thêm, cùng với thưởng ít. 
Đến năm tháng 7/2019, chúng mình tham gia thi JLPT N3, lần đó mình đã trượt, còn thằng em cùng mình thì đõ. Quả thật là mình rất thất vọng, chắc hản mọi người cũng thất vọng về mình. Đến tháng 12/2019 thì mình thi lại và may mắn đỗ N3. Thằng em thì đến tháng 7/2020 thì nó đõ N2 còn mình không thi kể từ đó. 
Nhưng rất bất ngờ, đến tháng 11/2020 thì thằng em cùng làm xin nghỉ việc. Công ty ai cũng bất ngờ, kể cả mình cũng không hề biết nó đi phỏng vấn khi nào. Sau mới biết là phỏng vấn online. Sau khi cậu em đó nghỉ, công ty chắc lo lắng mình cũng sẽ nghỉ nên có gọi mình nói chuyện để hỏi nguyện vọng và ý định trong tương lai, nhưng thật sự mình không có suy nghĩ chuyển việc nên đã thể hiện mong muốn công hiến lâu dài cho công ty. 
Vậy là kê từ tháng 12/2020 chỉ còn mình ở lại. Công việc mình được tham gia dần nhiều hơn, cũng nhờ đó, mức thưởng cũng dần tăng lên ngoài mong chờ. 

0 件のコメント:

Post Top Ad