Post Top Ad

26 12月, 2020

Nghỉ việc - Chuyển việc tại Nhật? Khi nào nên chuyển việc? Cần chuẩn bị những gì【退職・転職】

Với những bạn sang Nhật làm việc theo loại Tư cách  技術・人文知識・国際業務ビザ (Tư cách lưu trú Kĩ thuật ・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế) hay anh em trong nghề hay gọi với cái tên dễ hiểu "Visa Kỹ sư" thì có thể tự do chuyển việc bất cứ khi nào muốn (với điều kiện không ký kết bất cứ hợp đồng thỏa thuận ràng buộc nào trước đó). 

Lý do chuyển việc -nhảy việc thì mỗi người là mỗi khác, có thể chủ quan hay khách quan. Có người "nhảy việc" vì lý do công việc vất vả, công ty đối xử bất công, môi trường làm việc áp lực, công việc nhàm chán hay đồng nghiệp trù dập... cũng có những người mong muốn tìm cơ hội phát triển tốt hơn, chế độ đãi ngộ (lương thưởng) cao hơn.

Nghỉ việc - Chuyển việc tại Nhật? Khi nào nên chuyển việc? Cần chuẩn bị những gì【退職・転職】

Tuy nhiên, không phải một khi đã chuyển việc là đều thoát khỏi tình trạng áp lực trước đó, hay chế độ đãi ngộ sẽ cao hơn. Mọi thứ đều có thể xảy ra, tốt hơn có, xấu hơn cũng có thể có. Thông thường, chỉ khi đã chuyển  rồi, làm việc một thời gian mới có thể hiểu được môi trường làm việc mới. Vì vậy, việc tìm hiểu, chuẩn bị, lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng là rất quan trọng. Tránh việc phải chuyển việc quá nhiều lần. Ông cha ta thường nói, có "an cư thì lạc nghiêp".

Anh em trong nghề thường truyền tai nhau một kinh nghiệm, đó là "muốn lương tăng thì nhảy việc". Tại Nhật, thông thường các công ty sẽ xét duyệt tăng lương một năm một lần vào kỳ tháng 4 hằng năm sau khi trải qua đợt đánh giá năng lực bản thân với các mức A- B-C-D-E...tùy từng mức mà bản thân được những người quản lý đánh giá, mức tăng lương thông thường từ 2sen/tháng đến 5sen/tháng. Tất nhiên, nếu công ty đánh giá thực lực bạn cao, thì mức tăng có thể đến 2man hoặc hơn. Thời gian đầu, khi mới vào công ty, mới sang Nhật làm việc thì khi nhận mức tăng này sẽ thấy vui, tuy nhiên, sau 3 năm, 5 năm làm việc, khi đã có được vốn tiếng Nhật tự tin hơn, học hỏi được chuyên môn và làm việc tốt hơn, thì tâm lý các bạn thường cho rằng mức tăng 2sen 3sen sẽ không đáp ứng được mong muốn nữa. Cùng với đó, bạn bè quen biết có lương tăng cao, thưởng tốt..., những suy nghĩ đó sẽ lớn dần theo thời gian và ý định chuyển việc sẽ dần nảy sinh. 

Nhưng chắc hẳn mọi người đều đã biết, làm việc tại các công ty Nhật Bản, mức lương hàng tháng không phải mức đánh giá thu nhập đạt được, mà người ta luôn nói về tổng thu nhập nhận được trong năm, hay còn được biết đến với cái tên 年収, nenshu. Công ty Nhật thông thường có 2 đợt thưởng hằng năm, đó là đợt thưởng mùa hè và mùa đông, trong thời kỳ kinh tế phát triển, mức thưởng sẽ khoảng từ 1-3 tháng lương/ một lần tùy công ty và lĩnh vực. Chính từ nguồn thu nhập này mà ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chuyển việc của mỗi người.

Và, tư tưởng chuyển việc không chỉ có ở lao động Việt Nam, mà ngay cả người Nhật cũng có, chỉ khác nhau ở số lần nhảy việc mà thôi. 

Tóm lại nếu đã quyết nhảy thì hãy chuẩn bị cho mình một lộ trình bài bản, tìm hiểu và chuân bị thật kỹ và đưa ra quyết định đúng đắn vì nó có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai bản thân và cả với công ty đang làm việc. 

Khi có suy nghĩ chuyển việc, các bạn cần suy nghĩ và chuẩn bị một số bước sau đây: 

Bước 1 : Nhất định phải chuyển chưa?

Trường hợp bạn gặp công ty không tốt hay môi trường quá áp lực: Mọi việc cần cố gắng, kiên trì. Nhưng nếu công việc quá áp lực, môi trường làm việc quá cực nhọc. Không phù hợp với khả năng của bản thân, gây ảnh hướng đến sức khỏe bản thân, gia đình thì nên suy nghĩ đến tìm công việc mới cho phù hợp. 

Nếu gặp đồng nghiệp không tốt, bị bắt nạt, "đánh đập", thì trước tiên cần báo cáo cho người quản lý cao hơn, tiên hành nói chuyện đề nghị giải quyết hoặc điều chuyển đến đội nhóm hoặc đồng nghiệp khác. Nếu không được giải quyết thì cũng đến lúc nghĩ đến tìm đồng nghiệp mới. Tránh tình trạng kìm nén quá lâu mà "bật" lại, sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho bản thân, gia đình. 

Về chế độ lương thưởng. Đừng dùng thu nhập của mình mà so sánh với của người khác. Hãy so sánh nó với năng lực thực tại của bản thân, sự đóng góp của mình cho công ty hiện tại. Hoặc nếu có so sánh với bạn bè, hãy so sánh với công sức, thời gian mà bạn bè bỏ ra để nhận được mức lương đó. Nếu bạn cảm bản thân tự tin được hơn mức lương hiện tại, hãy nêu mong muốn với quản lý và tiến hành đàm phán. Trường hợp không được đáp ứng, một khi đã nêu nguyện vọng mà không được đáp ứng, việc ra đi là không thể tránh khỏi, hãy cân nhắc thật kỹ thời điểm đàm phán. Nếu chưa đủ năng lực, hãy trau dồi thêm và đợi đến lúc đủ năng lực. 

Với các bạn cảm thấy công việc nhàm chán, mong muốn một công việc mới yêu thích hơn, hãy suy nghĩ thật kỹ đến thời điểm chuyển việc và chuẩn bị tìm thông tin tuyển dụng thật kỹ để có thể có được công việc cùng mức lương mong muốn. 

Công việc đầu tiên khi sang Nhật thường các bạn không được ưu tiên lựa chọn, vì chủ yếu chúng ta khi mong muốn sang Nhật làm việc thường chỉ mong có việc, có công ty tuyển dụng để xin Visa sang Nhật, khi đó, thường thì phần nội dung công việc sẽ không được ưu tiên. Nhưng khi đã sang Nhật làm việc, có visa 2 năm, 3 năm hay 5 năm, nếu đa chuyển việc hãy cố gắng tìm công việc đúng sở thích và chế độ đãi ngộ tốt. 

Bước 2 : Thu thập thông tin tuyển dụng.

Dù do hoàn cảnh ép buộc hay chủ động muốn chuyển việc, hãy nên dành thời gian nhiều nhất có thể để chuẩn bị mọi thức. Việc quan trọng nhất là đặt ra nguyện vọng cho công việc mới và thu thập thông tin tuyển dụng. So sánh thông tin công việc với những nguyện vọng của bản thân và liên hệ với những job phù hợp. 

Bước 3 : Tìm hiểu yêu cầu và bổ sung những thứ mình đang thiếu

Thông thường, những job tuyển dụng sẽ nêu những yêu cầu đối với các ứng viên, nếu đó là công việc bạn thực sự có hứng thú, hãy trao đổi với bên tuyển dụng để lấy thông tin. 

Thực ra, việc bạn viết trong CV  hoặc bạn nói với bên tuyển dụng về trình độ, kinh nghiệp có được thì bên tuyển dụng cũng khó có thể xác minh toàn bộ. Nhưng những gì bạn khai trong CV về trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc thì lúc phỏng vấn có thể họ sẽ kiểm tra hoặc nếu bạn trúng tuyển, nếu trong quá trình làm việc mà không thực sự đúng, việc đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chuyển việc của bạn. Hãy suy nghĩ cân nhắc thật kỹ. 

Nếu có thời gian tốt nhất nên tận dụng thời gian và cố gắng bổ sung những thứ có thể bổ sung.

Bước 4 : Lựa chọn thời điểm thích hợp để chuyển việc

Thường thì thời điểm tốt nhất là sau khi đã nhận đủ lương thưởng + kết thúc dự án. Tức là làm sao có lợi nhất cho 2 phía : bản thân và  công ty hiện tại. Còn nếu bắt buộc chọn 1 trong 2 thì theo mình tốt nhất là nên để bản chịu thiệt, đừng để ảnh hưởng tới người khác, đặc biệt là nếu công ty có người Việt Nam khác còn ở lại làm việc. Cách bạn nghỉ việc có thể sẽ ảnh hướng rất lớn đến người ở lại hoặc những đàn em sau này. 

Bước 5 : Hoàn tất thủ tục thôi việc và thủ tục visa – tư cách lao động

Các thủ tục cần thực hiện khi chuyển việc các bạn tham khảo tại bài viết dưới đây: 

https://www.tiengnhatkythuat.com/2019/06/huong-dan-khai-bao-nghi-viec-chuyen-viec-len-nyukan.html

Nếu có bất cứ điều gì không rõ, đừng ngại liên hệ đến tiengnhatkythuat.com nhé!

Lời kết chia sẻ

Hiện tại các công ty Việt Nam tại Nhật cũng như các công ty Nhật đã phần nào giảm ác cảm với các ứng viên đã chuyển việc nhiều lần. Thông thường các công ty sẽ đánh giá việc người chuyển việc quá nhiều sẽ là người không đáng tin, tính các không kiên trì vì vậy mà các bạn tuỳ tiện chuyển việc nhiều lần trong thời gian ngắn. 

Với những bạn vì hoàn cảnh ép buộc, hãy cố gắng học những thứ nên học, chuẩn bị những thứ có thể chuẩn bị trước khi nghỉ việc. Và hãy thành thật khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng về hoàn cảnh phải nghỉ việc. 

Dù trường hợp chủ quan hay khách quan, thời gian nên chuyển tốt nhất là tối thiểu một năm.

Chúc các bạn sớm có được công việc đáp ứng đủ các mong muốn của bản thân. 

0 件のコメント:

Post Top Ad