Post Top Ad

06 2月, 2020

Nhà sư lấy vợ sinh con: Văn hóa độc đáo lâu đời tại Nhật Bản

Mấy ngày này, thông tin vụ việc một người Việt Nam bị cảnh sát Nhật Bản bắt với nghi ngờ khai giả mạo đối với cục Quản lý xuất nhập cảnh là kết hôn với phụ nữ Việt Nam có quyền vĩnh trú tại Nhật Bản, để giữ tư cách ở lại Nhật Bản. Ông này là người nổi tiếng trong cộng đồng người Việt tại Kansai, nhà sư trụ trì chùa Việt Nam tại Nhật Bản.

Rất bất ngờ vì một thầy theo Phật giáo Việt Nam đã khai "lấy vợ". Cũng như Nhật Bản và Trung Quốc, Phật giáo Việt Nam cũng là Phật giáo Bắc Tông còn được gọi là Đại Thừa. Quy luật phải theo không nghiêm khắc so với Phật giáo Nam Tông. Nhưng, việc lấy vợ vẫn bị cấm.

Trong khi đó, ở Nhật Bản hiện nay, nhà sư lấy vợ là chuyện bình thường. Thầy Việt Nam "Nhập gia tùy tục" hay không thì vẫn chưa biết và cần thông tin kết quả điều tra từ Cơ quan Cảnh sát. Nhà sư nói với cảnh sát rằng, họ thực sự là vợ chồng. Nếu vậy thì thầy đã nhập gia tùy tục, còn nếu họ làm vợ chồng giả vở thì nhà sư giữ gìn tín ngưỡng của mình và bất đắc dĩ lấy vợ giả vở để tiếp tục ở lại Nhật và điều này và vi phạm luật pháp Nhật Bản.

Nhân sự việc này, hôm nay chúng ta hãy cùng lật lại lịch sử và cùng tìm hiểu vì sao Nhật Bản lại duy trì được quy định rất độc đáo này nhé. 

Các nhà sư ở Nhật Bản không chỉ được phép kết hôn và có con mà họ còn có thể ăn thịt và sử dụng các chất có cồn. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có một số nhà sư được quyền sống như vậy. Những nhà sư đã thề rằng mình sẽ không lấy vợ không được phép làm những điều trên, trong khi những người khác đều có thể. Điều tương tự cũng được áp dụng cho các nữ tu và nhà sư ở một số nước khác. 

Nhà sư lấy vợ: Văn hóa độc đáo tại Nhật Bản
Trường học khác nhau, luật lệ khác nhau
Các nhà sư ở Nhật Bản đã được cho phép kết hôn kể từ giai đoạn Heian (平安, từ 794 đến 1185), trải qua các thời kì Kamakura (鎌倉, từ 1185 đến 1333), Muromachi (室町, từ 1336 đến 1570), Edo (江戸, từ 1600 đến 1867) và điều đó tiếp tục được duy trì cho đến ngày nay.
Ở Nhật Bản và một số quốc gia châu Á khác, có rất nhiều trường Phật học, những trường này lại phân thành những phái khác nhau, và lại tiếp tục phân thành các nhánh. Các trường khác nhau ở những nhánh khác nhau mang cách tiếp cận và quan điểm khác nhau trong việc giáo huấn. Một số giáo phái Phật giáo được thành lập ở Nhật Bản gồm Thiền (禅), Risshu (律宗), Shingon (真言),… Gần đây còn có thêm cả Soka Gakkai (創 価 学会), Rissho Kosei Kai (立正 佼 成 会), Nipponzan-Myohoji-Daisanga (日本 山 妙法 寺 大 僧伽)…
Về cơ bản, các nhà sư từ trường giảng dạy Đại Thừa (Mahayana, マハヤナ学園) như Thiền, Tendai (天台), Jodo-shu (浄土 宗) … không cần phải sống độc thân. Tuy nhiên vẫn có những nhà sư ở các giáo phái này lựa chọn đời sống độc thân. Các nhà sư muốn quay lại đời sống trần tục (hay nói theo cách của giáo dân là họ muốn thoái xuất) có thể thoát khỏi cuộc sống độc thân.
Luật Nikujiku Saitai (肉食 妻 帯) của Chính phủ Meiji
Năm 1868 đánh dấu sự kết thúc của Bakufu sau 800 năm cai trị và khôi phục quyền lực của Thiên Hoàng. Đây cũng là một bước ngoặt cho Nhật Bản, vì từ đây họ bắt đầu mở cửa với thế giới và tiến hành công cuộc hiện đại hóa. Điều đó cũng có nghĩa là bất cứ điều gì liên quan đến Bakufu sẽ bị hủy hoại hoặc bãi bỏ, và thật không may khi Bakufu còn bao gồm cả Phật giáo.
Trước khi bước vào thời kì Meiji (明治 維新), cả Shinto và Phật giáo đều được kết hợp thành cái được gọi là Shinbutsu-shugo (神 仏 習 合). Tuy nhiên, khi Thiên Hoàng lên nắm quyền, Shinto đã bị tách khỏi Phật giáo. Tại sao vậy? Hoàng đế Nhật Bản đã được thừa nhận là một hậu duệ của kami (神), vị thần của Shinto giáo, trong khi đó Shogun lại ủng hộ Phật giáo. Điều này đã dẫn đến việc thanh lọc Phật giáo, còn được gọi là “Haibutsu kishaku (廃 仏 毀 釈)”, khi đền thờ bị phá hủy và các nhà sư Phật giáo bị buộc phải trở thành nhà sư Shinto.
Năm 1872, Chính phủ Meiji tiếp tục ra quyết định cho phép các nhà sư Phật giáo được tự do ăn thịt và kết hôn bằng cách ban hành luật Nikujiku Saitai. Nó được xem như là cách để chính phủ làm suy yếu Phật giáo. Tuy nhiên, có một số nhà sư đã chọn sống độc thân. Luật này cuối cùng đã dẫn đến việc tạo thành “các gia đình chùa”, nơi mà việc quản lý đền thờ và tu viện được truyền qua các thế hệ từ cha đến con trai. Việc này cũng đã tạo ra nhiều ảnh hưởng đến các nước như Hàn Quốc và Đài Loan.
Cuối cùng, hy vọng rằng những lời giải thích trên đã giải quyết được câu hỏi đã được đặt ra từ lâu trong tâm trí của hầu hết mọi người về cuộc sống của các nhà sư ở Nhật Bản. Tôi sẽ kết thúc bài viết bằng trích dẫn từ Honen (法 然), người sáng lập Jodo-shu: “Nếu việc thể hiện đức tin bằng cách niệm danh Ðức Phật một mình dễ dàng hơn cho anh ta / cô ta, thì anh ta / cô ta nên độc thân. Nếu làm điều đó với vợ / chồng dễ hơn, tốt hơn là kết hôn. Điều quan trọng chỉ là cách người ta thể hiện đức tin của mình trong việc niệm danh Đức Phật.


Nhà sư Ikkyu, một trong những nhân vật chính trong phim hoạt hình Anime nổi tiếng, cũng là một nhà sư lấy vợ danh tiếng trong thời đó. Mặc dù lấy vợ nhưng tín đồ vẫn ngưỡng mộ, kính trọng nhà sư này. Có thể nói, ở Nhật Phật giáo phát triển độc đáo, có môi trường cho nhà sự phép lấy vợ từ xưa.

0 件のコメント:

Post Top Ad